ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: Xây dựng chủ đề bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông về giáo dục kinh tế theo Chương trình Giáo dục công dân 2018
- Mã số đề tài:CS.2020.09
- Chủ nhiệm đề tài: TS.Trần Thị Lan
- Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 5 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021.
2. Mục tiêu
Trên cơ sở khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên GDCD ở một số trường THPT, nhóm nghiên cứu đề tài xây dựng một số chuyên đề bồi dưỡng giáo viên GDCD về những kiến thức mới và khó thuộc phần Giáo dục kinh tế, giúp giáo viên có kiến thức nền tảng, chuyên sâu để thực hiện dạy học môn Kinh tế và pháp luật trong chương trình phổ thông mới.
3. Tính mới và tính sáng tạo
Từ cách tiếp cận hệ thống và tiếp cận thực tiễn, đề tài đã xây dựng một số chủ đề bồi dưỡng giáo viên THPT về Giáo dục kinh tế theo chương trình GDCD 2018. Các chuyên đề được xây dựng đã chú trọng bồi dưỡng giáo viên GDCD về những kiến thức mới được bổ sung trong phần Giáo dục kinh tế, tập trung bồi dưỡng giáo viên về năng lực sử dụng phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá phần Giáo dục kinh tế theo hướng phát triển phầm chất, năng lực học sinh.
4. Kết quả nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận của bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông về giáo dục kinh tế theo chương trình Giáo dục công dân 2018, đề tài đã khảo sát thực trạng công tác bồi dưỡng giáo viên GDCD nói chung và bồi dưỡng giáo viên GDCD về năng lực giáo dục kinh tế ở một số trường THPT. Đối tượng được lấy ý kiến khảo sát là c 03 giảng viên sư phạm chủ chốt môn Giáo dục công dân, 16 giáo viên THPT cốt cán môn GDCD ở các tỉnh: Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hòa Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và 14 giáo viên GDCD ở các trường: THPT Chu Văn An - huyện Văn Yên, Yên Bái; trường THPT Phú Bình: 04; trường THPT Hoàng Hoa Thám – Đông Triều, Quảng Ninh; trường THPT Bế Văn Đàn – thành phố Cao Bằng.
Qua khảo sát bằng phiếu điều tra xã hội học, kết quả thu được cho thấy giáo viên GDCD ở các trường THPT đang có nhu cầu về việc bồi dưỡng những kiến thức mới được bổ sung trong phần Giáo dục kinh tế. Hầu hết giáo viên đều có nhu cầu bồi dưỡng về kỹ năng sử dụng hình thức, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phần Giáo dục kinh tế theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của giáo viên GDCD ở các trường THPT, chúng tôi đã đề xuất và xây dựng 04 chủ đề bồi dưỡng giáo viên GDCD ở các trường THPT cả về cách tiếp cận kiến thức môn học đến việc xác định yêu cầu cần đạt và kỹ năng lựa chọn hình thức phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS gắn với các vấn đề hoạt động tiêu dùng, hoạt động sản xuất kinh doanh, về vấn đề thị trường lao động, việc làm. Những chủ đề bồi dưỡng đã nêu sẽ có ý nhất định trong việc công tác bồi dưỡng giáo viên GDCD thường xuyên ở các trường THPT hiện nay.
5. Sản phẩm:
5.1. Sản phẩm khoa học (nêu rõ thông tin tên bài báo, tên sách, tác giả, thông tin xuất bản...)
02 bài báo đăng trên Tạp chí trong nước có chỉ số ISSN:
- Trần Thị Lan (2020), “Bồi dưỡng năng lực giáo dục kinh tế cho giáo viên Giáo dục công dân theo chương trình giáo dục phổ thông mới - những yêu cầu đặt ra từ thực tiễn”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, tập 225, số 07, tr.484-490.
- Trần Thị Lan, Nguyễn Thị Khương (2021), “Bồi dưỡng giáo viên Giáo dục công dân ở các trường THPT về phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phần "Giáo dục kinh tế" theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, tập 226, số 04, tr.91-100.
5.2. Sẩn phẩm đào tạo (nêu rõ tên đề tài, tên học viên, sinh viên, thời gian nghiệm thu)
- Hướng dẫn 01 sinh viên làm đề tài nghiên cứu khoa học:
Tên đề tài: Thiết kế một số chủ đề Giáo dục kinh tế cho học sinh trường trung học phổ thông.
Tên sinh viên: Hoàng Thị Thỏa
Thời gian nghiệm thu: Tháng 5 – 6 năm 2021.
5.3. Sản phẩm ứng dụng (nêu rõ tên sản phẩm được ứng dụng, địa chỉ ứng dụng)
Chuyên đề bồi dưỡng giáo viên Giáo dục công dân cấp trung học phổ thông về hoạt động tiêu dùng
Chuyên đề bồi dưỡng giáo viên Giáo dục công dân cấp trung học phổ thông về hoạt động sản xuất kinh doanh
Chuyên đề bồi dưỡng giáo viên Giáo dục công dân cấp trung học phổ thông về vấn đề thị trường lao động, việc làm.
Chuyên đề bồi dưỡng giáo viên Giáo dục công dân cấp trung học phổ thông về kiểm tra, đánh giá phần Giáo dục kinh tế trong chương trình GDCD cấp trung học phổ thông sau năm 2020
6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:
- Địa chỉ ứng dụng: Các trường trung học phổ thông ở Việt Nam.
- Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:
Một là, đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Đề tài xây dựng được các chủ đề bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông cả về kiến thức và kỹ năng liên quan đến phần Giáo dục kinh tế thuộc môn Giáo dục Kinh tế và pháp luật trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Những chủ đề này giúp giáo viên trang bị được những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về giáo dục kinh tế; được bồi dưỡng kỹ năng dạy học, kỹ năng kiểm tra, đánh giá phần giáo dục kinh tế theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Hai là, đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan
Sản phẩm nghiên cứu của đề tài đóng góp vào việc phát triển chương trình và sách giáo khoa Giáo dục công dân cấp THPT cho lĩnh vực khoa học giáo dục nói chung và giảng dạy nói riêng.
Ba là, đối với phát triển kinh tế - xã hội
Sản phẩm nghiên cứu của đề tài đóng góp trực tiếp vào việc bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông, qua đó phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương trong cả nước.
Bốn là, đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu sẽ công bố ít nhất 02 bài báo được đăng tải trên tạp chí khoa học sẽ đóng góp một phần cho sự phát triển khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng của Trường ĐHSP nói riêng và ĐH Thái Nguyên nói chung.
- 04 chuyên đề bồi dưỡng giáo viên có thể được áp dụng cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông của trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.